4 Bước Xây Dựng Bản Đồ Nghề Nghiệp Để Thành Công

Bản đồ nghề nghiệp là một phương pháp và công cụ hữu ích đối với không chỉ người làm công mà cả đối với người làm chủ. Nó cung cấp cho chúng ta những kế hoạch để thành công cũng như để nhận diện các cơ hội trong một tổ chức. Ở tầm cỡ doanh nghiệp thì bản đồ nghề nghiệp định hướng cách mà doanh nghiệp đặt ra mục tiêu và thực hiện các quyết sách chủ đạo của mình.

4 Bước Xây Dựng Bản Đồ Nghề Nghiệp Để Thành Công
Lập bản đồ nghề nghiệp dễ dàng với 4 bước

Ở nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bản đồ nghề nghiệp là gì và cách để vẽ nên một bản đồ nghề nghiệp chỉ với bốn bước cùng mẫu ví dụ minh họa.

Lập bản đồ nghề nghiệp là gì?

Lập bản đồ nghề nghiệp là quá trình mà người sử dụng lao động tạo ra những phương pháp cho các cá nhân trong công ty của mình thăng tiến. Một bản đồ nghề nghiệp đúng nghĩa sẽ mô tả cụ thể từng yêu cầu cho sự thăng tiến ứng với từng giai đoạn nghề nghiệp của một nhân viên. Đối với các nhân viên thì việc lập bản đồ nghề nghiệp cho chính mình mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp họ định hướng được sự phát triển của họ trong công ty. Ở một tầm nhìn xa hơn thì bản đồ nghề nghiệp là một phần của lộ trình phát triển kỹ năng và sự nghiệp của chính mỗi cá nhân để có thể đạt được các mục tiêu trong tương lại.

Tại sao chúng ta cần lập bản đồ nghề nghiệp?

Bản đồ nghề nghiệp không chỉ đóng vai trò là “kim chỉ nam” cho việc thăng tiến trong nghề nghiệp của mỗi kiểu nhân viên mà nó còn là cách mà qua đó doanh nghiệp có thể nhận ra được điểm yếu của mình và đề ra những mục tiêu phù hợp. Ví dụ trong trường hợp người sử dụng lao động thấy được một rào cản khiến các nhân viên có thể khó đạt được mục tiêu, họ sẽ thực hiện những sự điều chỉnh cần thiết để các cơ hội thăng tiến trở nên thuận lợi hơn cho nhân viên. 

Các thành phần của bản đồ nghề nghiệp

Bản đồ nghề nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh thông tin có ý nghĩa cho việc xác định các phương pháp để thăng tiến. Nhiều bản đồ nghề nghiệp còn bào gồm hồ sơ tính cách cùng với các yêu cầu về học vấn và khả năng lãnh đạo. Bên dưới sẽ là phần danh sách gồm các thành phần và các chi tiết cụ thể của mỗi thành phần trong một bản đồ nghề nghiệp:

  • Bản mô tả công việc và các yêu cầu cụ thể
  • Các năng lực và kỹ năng cần thiết
  • Hồ sơ tính cách của cá nhân
  • Kỹ năng và sự tiến bộ

#1. Bản mô tả công việc và các yêu cầu cụ thể

Ở hầu như mỗi tầng cấp độ của việc làm trong một lộ trình nghề nghiệp đều cần bản mô tả công việc và danh sách các yêu cầu một cách chi tiết và cụ thể. Trong khi các bản mô tả công việc, thường có nội dung chung chung và có thể tìm kiếm được trên mạng, thì hầu hết các vị trí đều mang tính đặc thù riêng về nhiệm vụ và khi đi sâu vào các chi tiết cụ thể. Việc phỏng vấn nhiều ứng viên cho một vị trí hoặc những ứng viên ở vị trí tương tự sẽ giúp cho việc định hình được bản mô tả công việc chính thức.

#2. Các năng lực và kỹ năng cần thiết

Khi thăng tiến lên các cấp độ cao hơn, một số vị trí sẽ đòi hỏi thêm các kỹ năng hoặc tăng cường trình độ học vấn. Cũng giống như ở phần Bản mô tả công việc và các yêu cầu cụ thể, hãy phỏng vấn nhiều ứng viên ở cùng vị trí để lấy ý kiến của họ. Lưu ý các ứng viên có bằng cấp hoặc kỹ năng có thể bổ trợ cho vị trí công việc đó. 

#3.Hồ sơ tính cách của cá nhân

Ngoài yếu tố năng lực phù hợp với vị trí, một thành phần quan trọng khác của bản đồ nghề nghiệp là Hồ sơ tính cách của cá nhân. Đây là thành phần không hề dư thừa mà ngược lại nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản đồ nghề nghiệp. Lấy ví dụ những người có cá tính thẳng thắn thường thành công ở vai trò lãnh đạo hơn. Có những mẫu người với cá tính phù hợp cho việc làm việc như là một thành viên bình thường trong đội nhóm hơn. Ở phần này, tùy thuộc vào vị trí công việc mà bạn lựa chọn tính cách nào phù hợp nhất.

#4. Kỹ năng và sự tiến bộ

Việc đào tạo chính quy sẽ chỉ giúp cho nhân viên thăng tiến đến cấp độ hiện tại. Có một số vị trí sẽ đòi hỏi thêm các kỹ năng và đào tạo để có thể đảm nhiệm. Lấy ví dụ khi ban đã xác định được rằng để có được thành tích của một vị trí công việc cụ thể nào đó sẽ cần những buổi hội thảo và các dạng đào tạo khác nhau, thì hãy liệt kê chúng vào trong bản đồ nghề nghiệp của vị trí công việc đó.

Xây dựng bản đồ nghề nghiệp qua 4 bước

Lập bản đồ nghề nghiệp thường không dễ dàng, nó đòi hỏi một khối lượng các nghiên cứu nhất định. Và các cơ hội mở ra sự thăng tiến mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Sau đây là 4 bước để lập bản đồ nghề nghiệp:

  • Xác định điểm xuất phát
  • Xác định mục tiêu cuối cùng
  • Xác định cách để kết nối hai điểm
  • Chia phần giữa hai điểm thành các mục tiêu nhỏ hơn
Việc chia nhỏ mục tiêu là một bước hay có thể coi là một kỹ năng quan trọng

#1. Xác định điểm xuất phát

Để lập bản đồ nghề nghiệp thì trước tiên cần xác định đâu là vị trí xuất phát ban đầu. Vị trí này thường tính từ chính thời điểm một nhân viên được nhận vào làm ở một vị trí nào đó cùng với một số yêu cầu nhất định. Điểm xuất phát sẽ làm cơ sở bắt đầu cho toàn bộ bản đồ khi từ đó chúng ta sẽ vạch nên các phân nhánh với các khả năng và lộ trình phát triển nghề nghiệp.

#2. Xác định mục tiêu cuối cùng

Bước tiếp theo trong việc lập bản đồ nghề nghiệp chính là xác định mục tiêu cao nhất. Đây có thể là mục tiêu cao nhất cho một giai đoạn nhất định chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Trong nhiều trường hợp thì đây thường là vị trí cao nhất và điểm kết thúc của bản đồ nghề nghiệp. Trong trường hợp bạn đặt ra một mục tiêu nhỏ hơn, thì hãy xem như đó là một cấp độ nghề nghiệp cao hơn so với trước đó.

#3. Xác định cách để kết nối hai điểm

Tiếp đến sẽ là bước tìm ra cách hay phương pháp để có thể đi từ điểm đầu đến điểm cuối trên bản đồ nghề nghiệp. Thường luôn có nhiều cách để đạt được điều này trong công việc, và đó thường là đầu tư vào nâng cấp và phát triển bản thân qua các hội thảo, các khóa đào tạo hay các chương trình học chính quy khác. Ở mỗi ngành nghề hay các vị trí khác nhau sẽ có những phương pháp đặc thù riêng.

#4. Chia phần giữa hai điểm thành các mục tiêu nhỏ hơn

Bước thứ tư trong việc lập bản đồ nghề nghiệp chính là chia nhỏ các mục tiêu để thực hiện. Bước này được thực hiện sau khi đã xác định xong điểm xuất phát, mục tiêu cuối cùng và các phương pháp hay cách thức để đi từ điểm đầu đến điểm cuối. Việc chia nhỏ mục tiêu là một bước hay có thể coi là một kỹ năng quan trọng trong bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống. Quan trọng là nó sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ dàng hơn và giữ cho bạn được “lửa” để chiến đấu cho phần còn lại của mục tiêu cuối cùng.

Lớp học phát triển bản thân ở đâu hiệu quả?

Hiện nay các lớp học phát triển bản thân khá thịnh hành với cả hình thức offline lẫn online với sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực thương mại tri thức. Trong đó, có thể kể đến đơn vị chuyên kết nối và tổ chức các lớp học và các chương trình phát triển bản thân như Stage Mastery với nhà sáng lập là MC & Trainer Lê Văn Cương. Các bạn có thể tìm kiếm các khóa học phát triển miễn phí ngay tại website levancuong.com hay trên các kênh YoutubeTiktok của thầy.
Scroll to Top