CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER – CÁI DUYÊN SÂN KHẤU, KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC TRAINER?…

CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER – CÁI DUYÊN SÂN KHẤU, KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC TRAINER?
TA ĐANG TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU GÌ?

Celadon City – Sài Gòn những ngày cuối năm 2021, Tiếp tục ngồi Viết cho CON ĐƯỜNG TRAINER, Có thể đâu đó ai đó sẽ cần, bởi Cương tin, dù như thế nào, thì Năng Lực Training và bạn trở thành Trainer là một điều vô cùng Thú Vị trên HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO DI SẢN VÀ VĂN HÓA CÁ NHÂN mỗi người.

Mấy hôm nay, Cương đặt mục tiêu, mỗi ngày chỉ chia sẻ 1 bài, chỉ viết đúng 1 bài và chia sẻ xuyên suốt về HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER. Ai quan tâm, ai không quan tâm cũng hong sao, quan trọng là được trải lòng và được Chậm Lại, được Thấu Hiểu, được An Vui.

Cuối năm, cũng có vài chương trình Đào Tạo, Chia Sẻ về Văn Hóa, rồi mục tiêu cho 2022 cho các công ty. Giai đoạn này, thật sự cảm thấy chương trình Be The Change – Be The Leader thật sự cần, cho chính bản thân mình trước, rồi sau đó là đến với anh chị em. Nương theo năng lượng của niềm tin ấy mà ngẩng cao đầu, liên tục tiến lên. Nếu anh chị cần truyền tải thông điệp này, Inbox Cương nhé. Chúng ta có dịp đàm đạo.
Video Cương Tư Vấn cho khách ở dưới Comment cho anh chị em quan tâm.
Cương xin phép đàm đạo một chút về nghề Trainer nhé
CON ĐƯỜNG TRAINER : CÁI DUYÊN SÂN KHẤU, KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC TRAINER

Mỗi chúng ta, dù là làm bất kỳ nghề gì, trong bất kỳ lĩnh vực gì, đều phải học hỏi từ người đi trước, Trainer cũng tương tự như vậy. Có một điểm mà một người làm nghề Trainer có thể học hỏi được từ những người đi trước, đó chính là học từ những người làm MC, bởi vì dù khác nhau về tính chất công việc, Trainer mang tính chất đào tạo, giảng dạy, chia sẻ, truyền cảm hứng, động lực, nhưng Trainer cũng chính là một người phải đứng sân khấu.

Tôi không nhớ, từ bao lâu, chỉ biết là từ rất nhiều năm trước, tôi cũng đi tìm cho mình một người để học hỏi về kinh nghiệm trong nghề. Người mà tôi lựa chọn học hỏi và tìm hiểu, đó là nhà văn, MC Nguyễn Ngọc Ngạn – người đứng sân khấu Paris By Night từ năm 1992, là một MC huyền thoại của sân khấu này. Như một cái duyên, tôi đã tìm đến tác phẩm Kỷ Niệm Sân Khấu của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, một người khi đó đã hơn 20 năm kinh nghiệm đứng sân khấu. Như cách nói của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì tác phẩm không phải là một hồi ký, nhưng thực chất nó lại chứa đứng hàng loạt các câu chuyện, kỷ niệm, chia sẻ về nghề, về những gì đằng sau ánh hào quang sân khấu.

Lẽ dĩ nhiên, bài này tôi không có ý định nói về tác phẩm ấy, mà điều tôi muốn nhấn mạnh nó liên quan đến tiêu đề bài viết, tại sao tôi lại cho rằng không phải ai cũng làm được Trainer? Dĩ nhiên, tôi phải nhấn mạnh đây là quan điểm của cá nhân mình, bạn đừng tin vào quan điểm cá nhân của tôi, nếu nó chẳng giúp ích gì cho bạn. Một lần nữa, Cuốn sách CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER tôi muốn viết dành cho những ai mong muốn trở thành Trainer chuyên nghiệp, mà đã là con đường chuyên nghiệp, thì không phải sân chơi dành cho tất cả mọi người.
Đặt mua sách CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER ủng hộ Cương tại đây:
https://www.chinhphucnghetrainer.com/mua-sach

ĐÂU LÀ TỐ CHẤT QUAN TRỌNG CỦA MỘT TRAINER?

Hãy quay trở lại câu chuyện về tác phẩm Kỷ Niệm Sân Khấu. Trong hàng loạt câu chuyện ấy, có một câu chuyện tôi rất ấn tượng là khi bác Nguyễn Ngọc Ngạn nói về việc lựa chọn cô Kỳ Duyên. Ai cũng biết MC Nguyễn Ngọc Ngạn và cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên là một cặp bài trùng, có thể nói là không thể thay thế tại Paris By Night. Nhưng nếu tư duy một chút, hãy tìm hiểu xem vì sao họ lại lựa chọn cô Kỳ Duyên để làm MC cùng bác Nguyễn Ngọc Ngạn, trước đó có nhiều người từng thử chưa? Và tại sao cô Kỳ Duyên lại có thể bắt cặp lâu dài đến vậy?

Cũng đã lâu lắm rồi kể từ ngày biết đến câu chuyện ấy, vậy nên giờ đây trong tôi nhớ lại, tôi chỉ nhớ duy nhất một cụm từ, có thể nói là mấu chốt để quyết định một người có tố chất làm MC nói chung (Trainer nói riêng) hay không. Chuyện kể lại rằng thời đó, cô Kỳ Duyên thật ra không phải là ứng viên có nhiều lợi thế, mà điểm bất lợi vô cùng của cô Kỳ Duyên khi đó là khả năng nói tiếng Việt. Do Paris By Night là chương trình dành cho người Việt, nên rõ ràng việc MC nói tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng. Vậy nhưng, sau tất cả lý do cô Kỳ Duyên được chọn, theo như lời nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn là bởi vì cô có “Cái duyên sân khấu”!

Muốn trở thành Trainer chuyên nghiệp, bạn phải có cái duyên sân khấu!
Cái duyên này nó không đơn thuần đến từ Tài Năng Bẩm Sinh, nó đến từ sự nỗ lực, cảm nhận và đắm mình vào những rung động của Sân Khấu và tất cả những thứ xung quanh đó.
Trong tất cả Bất Trụ và Số Học. Tôi chẳng có yếu tố nào nói rằng tôi có duyên với nghề chia sẻ, nghề trainer cả. Thậm chí tôi là người sống nội tâm, nhút nhát và còn bị nói Cà Lâm. Nhưng rồi, cái duyên với Sân Khấu, cái cảm xúc của Sân Khấu ở đâu đó đã đẩy tôi vượt qua những sự sắp đặt của Năng Lực Sẵn Có. Dù như nào đi chăng nữa, tôi vẫn cảm ơn và trân trọng tất cả những gì ơn trên đã bạn cho tôi. Tôi nỗ lực để sống xứng đáng và hết mình cùng những món quà ấy. Tôi biết, hành trình này, tôi quay về với chính mình, và rồi thì lặng lẽ nhất, sâu sắc nhất, tôi sẽ cảm nhận rõ nét nhất đam mê cháy bỏng của mình. Không còn là để thể hiện hay chứng minh bản thân nữa, mà đơn giản là TÔI CẦN, TÔI MUỐN, chỉ thế thôi.

CHÚNG TA TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU GÌ ĐỂ CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER?
Có một điều Tôi cũng ngẫm ra rất nhiều trong giai đoạn hiện tại. Sống ở đời, chẳng thể tránh khỏi thị phi. Thế nhưng, nghịch lý là chúng ta lại quá bận tâm dành thời gian để suy nghĩ về những người ghét mình, khó chịu với mình, ảnh hưởng tiêu cực đến mình. Tại sao lại phải bận tâm đến những người ấy, trong khi thời gian đó hoàn toàn có thể dành cho những người mang lại cho mình cảm xúc tích cực, mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc. Tại sao chúng ta lại phải to tiếng, phải tranh cãi, phải lời qua tiếng lại với những người vốn dĩ không ưa chúng ta? Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung để cùng làm việc với những người thân thiết, giá trị với mình.

Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với khách hàng là việc thường xuyên của chúng ta. Ngày xưa, mình cũng hay có cảm giác lo lắng khi khách hàng phàn nàn dịch vụ, hoặc khó tính, hoặc nóng tính. Bây giờ suy nghĩ lại, tại sao chúng ta không tập trung vào những khách hàng tích cực nhất, giá trị nhất, những người mà khi gặp luôn nhẹ nhàng, niềm nở, chuyên nghiệp, lịch sự. Có lẽ vì thế mà giờ đây, khi gặp những khách hàng khó tính, hay nóng tính, hay thậm chí vô lý, mình học được sự bình thản hơn nhiều, cứ nhẹ nhàng, bình tĩnh và lịch sự giải quyết, khách hàng mà vô lý quá thì hoàn tiền dịch vụ, đưa vào blacklist khách hàng. Như thế, phần lớn thời gian luôn là cảm xúc nhẹ nhàng, vui vẻ với khách hàng.

Trong làm việc teamwork với nhau, không thể tránh khỏi xung đột và va chạm. Lẽ thông thường, chúng ta sẽ dễ xung đột và không hài lòng về những điểm không tốt của nhau. Thay vì tập trung vào việc khó chịu vì những điểm không tốt của nhau, sao không tập trung vào những thứ tốt của nhau để phát huy những điều đó lên nhiều hơn nữa. Có lẽ vì thế mà giờ đây, với các bạn làm việc cùng, mình ít feedback hơn, và nếu có thì feedback hành động chứ không feedback con người, đồng thời cũng cố gắng không đặt cảm xúc khó chịu khi feedback, cứ nhẹ nhàng nói chuyện. Sau vài lần mà người ta không thay đổi thì cũng tốt thôi, mình sẽ đi tìm giải pháp. Mà giải pháp tốt nhất là sẽ đi tìm người khác phù hợp hơn thay thế cho người đó. Tương tự vậy, nếu muốn đi xin feedback, thì tốt nhất là đi tìm người có thể nhìn thấy thực sự những gì mình làm không tốt và chỉ ra cho mình, chứ không phải là nhóm người cảm tính và hay phán xét.

Cuộc đời ai cũng sống, nhưng cách sống như nào là do lựa chọn của mỗi người. Thời gian thì giống như hai mặt của một đồng xu, khi bạn chọn dành thời gian để làm việc này rồi thì bạn sẽ không thể chọn làm việc còn lại.

Khi chúng ta lựa chọn tập trung vào những thứ không hiệu quả thì chắc chắn chúng ta không có thời gian để tập trung vào thứ hiệu quả.

Khi chúng ta lựa chọn tập trung vào khó khăn thì chắc chắn chúng ta không có thời gian để tập trung vào cơ hội.

Khi chúng ta lựa chọn dành thời gian cho những người tiêu cực thì chắc chắn chúng ta không có thời gian để tập trung vào người tích cực.

Khi chúng ta lựa chọn dành thời gian cho nỗi sợ hãi lấn chiếm trong đầu thì chắc chắn chúng ta không có thời gian để sự mạnh mẽ xuất hiện.

Khi chúng ta lựa chọn dành thời gian để phán xét và khó chịu về nhau thì chắc chắn chúng ta không có thời gian để tập trung cho việc yêu thương nhau.

Vậy thì bạn sẽ tập trung vào điều gì trong hiện tại, trong tương lai để những ngày bạn sống đều giá trị, đều ý nghĩa và đều hạnh phúc thực sự?
#SachChinhphucnghetrainer #MrEnergy

7 thoughts on “CHINH PHỤC NGHỀ TRAINER – CÁI DUYÊN SÂN KHẤU, KHÔNG PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC TRAINER?…”

Comments are closed.

Scroll to Top