“Hãy giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn” là một câu phản ánh rất đúng với thực tế ngày nay rằng để có được thành công vượt trội hơn người thì chúng ta cần phải giỏi một thứ gì đó. Hay nói cách khác thì bạn nhất định phải là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn nếu muốn được trọng dụng. Ở bài này Cương sẽ mách cho các bạn 5 bước để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
“Hãy giỏi đến mức không ai có thể phớt lờ bạn” là một câu văn trích từ quyển “Kỹ năng đi trước đam mê” của tác giả Cal Newport. Câu văn nghe có vẻ thô nhưng mà lại rất thật. Chắc chắn là bạn đã gặp rất nhiều có một cụm từ chuyển dùng để mô tả những người thực sự giỏi và chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó như chuyên gia bán hàng, chuyên gia ẩm thực, chuyên gia tư vấn, v.v. Vậy bạn có thực sự hiểu và biết cách làm thế nào để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn hay chưa? Để Cương mách cho bạn cách nhé!
Chuyên gia là gì?
Trước tiên, chuyên gia là một từ dùng để chỉ những ai có kiến thức chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực nào đó. Những chuyên gia thường có xu hướng hoạt động chuyên ngành và chuyên sâu nhằm tích lũy kiến thức và củng cố kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì điều này khiến cho họ – các chuyên gia có được những kỹ năng chuyên biệt và mang lại những giá trị mà không phải ai cũng có thể mang lại.
Một chuyên gia có thể tham gia trực tiếp vào công việc hoặc vận hành gián tiếp bằng cách đưa ra các lời khuyên và ý kiến chuyên môn nhằm đảm bảo mọi thứ được vận hành trơn tru và có hiệu quả. Trong hầu hết các ngành nghề thì cái gọi là “chuyên gia” có thể được xác định qua các bằng cấp nghiệp vụ hoặc chuyên môn hoặc kinh nghiệm làm việc thực tiễn ở một lĩnh vực nhất định.
Có một lưu ý nhỏ ở đây chính là ý kiến của một chuyên gia cũng có hai mặt: tiêu cực và tích cực. Không thể đảm bảo tỉ lệ thành công khi thực hiện theo lời khuyên của bất kỳ một chuyên gia nào là 100% cả. Trong nhiều trường hợp, chúng ta nên tùy vào đặc thù của công việc mà cần có sự linh hoạt giữa việc nghe theo chuyên gia hoàn toàn và việc chỉ xem đó như một nguồn thông tin để tham khảo.
5 bước để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
Bạn hãy làm theo các bước dưới đây và sau đó dành thời gian để đánh giá lại công việc của mình thử xem sao. Theo Cương thì chỉ cần bạn kiên trì thực hiện công thức 7-Bước sau đây thì công việc của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt trong khi sức ảnh hưởng của bạn cũng sẽ không ngừng được tăng cường.
Bước #1. Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên cũng là bước cơ bản nhất trong việc quyết định bạn sẽ trở thành một chuyên gia được hay không chính là xác định mục tiêu. Để xác định được mục tiêu, bạn cần tự mình trả lời những câu hỏi: đam mê của bạn là gì? Bạn có thể có nhiều đam mê ví dụ như phân tích số liệu, thuyết trình, chơi bóng đá, ca hát, v.v. hãy chọn cho mình một đam mê phù hợp nhất.
Theo ngôn ngữ kinh tế thì đó chính là đi tìm thị trường “ngách” nhưng ở đây kèm thêm yếu tố đam mê và có thể là cả yếu tố sở trường của bạn. Còn theo thuyết Tự định đoạt hay còn gọi là Sự tự quyết (self-determination theory) thì một khi đã giỏi ở một phương diện nào đó thì chúng ta có thể sẽ đồng thời giỏi hơn ở nhiều thứ khác. Đó cũng chính là đặc điểm hiểu biết sâu rộng ở một chuyên gia. Tuy nhiên, điều tiên quyết chính là họ cần phải là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định đã.
Sở dĩ có điều này chính là khi trở thành chuyên gia một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ học được cách học. Bạn luôn biết phải làm thế nào khi cần nghiên cứu và tìm hiểu đủ sâu về một điều gì đó khi cần thiết. Và bạn cũng dễ dàng liên kết sự tìm hiểu có chiều sâu đó với các lĩnh vực và sở thích khác để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bước #2. Xác định hình mẫu để học hỏi và bắt chước
Sau khi xác định được mục tiêu ở Bước 1, tiếp theo bạn cần tìm kiếm một hoặc một và hình mẫu lý tưởng trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và để bắt chước. Hãy lưu ý chọn lọc ra và chỉ nên học hỏi và bắt chước từ những người giỏi nhất trong số đó.
Theo Jeff Goins, tác giả của nhiều đầu sách bán chạy như The Art of Work, Real Artists Don’t Starve, The In-Between, v.v thì bạn cần phải học cách bắt chước những người giỏi nếu muốn thành công. Trên thực tế, bắt chước hay sao chép một người thành công là cả một nghệ thuật, bạn hãy cố gắng sao chép và áp dụng những gì họ đang làm như cách sử dụng thời gian rỗi, cách phát triển bản thân, cách làm kinh tế, v.v.
Bước #3. Chủ động tìm kiếm cơ hội
Cho dù bạn đang hoạt động trong lĩnh nào đi nữa, sẽ luôn luôn có những cơ hội được sắp xếp theo thang điểm từ dễ tiếp cận đến khó tiếp cận. Đa số các trường hợp sẽ chọn hướng dễ tiếp cận từ các nguồn có sẵn hoặc từ những lời đề nghị tìm đến họ hơn là tự mình đi tìm kiếm cơ hội. Và đó là một trong những thiếu sót và là những rào cản rất lớn trong việc phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân của các bạn để trở thành một chuyên gia như mong muốn.
Bạn hãy chủ động để “gõ cửa” và tím đến đúng những nơi mà bạn cho là bạn có thể mang lại giá trị cho họ bằng chuyên môn, bằng kiến thức của mình. Bạn sẽ không tránh khỏi bị từ chối, những đồng thời chắc chắn sẽ có những cánh cửa mở ra các cơ hội cho bạn dẫn bạn đến sự thành công.
Bước #4. Cố gắng giỏi đến mức không thể bị từ chối
Sau khi bạn “nằm vùng” thu thập kiến thức và nghiên cứu đủ sâu và đủ lâu trong lĩnh vực của mình, bạn sẽ bắt đầu hình dung ra được được các tiêu chuẩn chung của lĩnh vực đó. Lúc này bạn cần “cháy” hết mình và cố gắng làm tốt hơn những hình mẫu mà bạn đã cố gắng học theo.
Điều quan trọng trong lúc này chính là bạn phải tự tin rằng bạn có thể làm được và bạn phải thực sự làm được. Cùng với đó là áp dụng vào hành động thực tiễn những điều bạn đã học được. Cương gặp nhiều trường hợp các bạn đã chững lại ở bước này, và có xu hướng né tránh thực tế hóa những thứ đã học được. Chính vì vậy nên Cương khuyên bạn hãy hoạt động thật năng nổ ở giai đoạn này và cố gắng tạo ra những sản phẩm và tác phẩm có giá trị.
Bước #5. Trân trọng và biết ơn những mối nhân duyên
Có một chìa khóa thành công đó là sự tri ân và lòng biết ơn những mối nhân duyên đến với bạn. Khi bạn thành công hay thất bại, bạn hãy tri ân và thể hiện lòng biết ơn của mình với những người thầy của mình, những con người đã luôn có mặt để giúp đỡ bạn trong cả quá trình. Cho dù bạn là một chuyên đi chăng nữa thì chắc chắn là bạn không thể hoàn thành công việc nếu không có một đội nhóm đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Đừng nói là một chuyên gia, bạn sẽ chẳng thể làm nên được gì nếu xung quanh bạn không có các mối quan hệ chất lượng. Bạn sẽ không tài nào phát triển được nếu bị nhận xét là chỉ biết bản thân mình mà không nghĩ đến người khác đâu!
Kết bài
Cuốn sách đầu tay của Cương: Chinh Phục Nghề Trainer hay việc Cương phấn đấu để trở thành một Mentor WIT – Chuyên Gia Tư Vấn và Huấn Luyện Nội Tâm là hai trong những tác phẩm mà Cương đã áp dụng 5 Bước Để Trở Thành Chuyên Gia Trong Lĩnh Vực Của Bạn cho chính bản thân mình. Cương hy vọng những chia sẻ này sẽ lại có thể giúp cho các bạn đạt được điều mình mong muốn, trở thành những chuyên gia và gặt hái được thành công.
Nếu trong quá trình hoạt động của mình, bạn cần một mentor để đồng hành hay có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy kết nối và trao đổi cùng Cương nhé!