Nghề Chia Sẻ Và Sự Thật Bạn Chưa Biết

“Nghề chia sẻ” đang phát triển, hay nói đúng hơn là nó đang RỘ LÊN trong thời gian gần đây. Sự rộ lên đang diễn ra ở khắp nơi từ các kênh online đến offline. Và trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã dẫn đến nhiều sự thay đổi thì Nghề chia sẻ như bị ép buộc phải bùng lên. Và như một tất yếu của sự phát triển quá nóng, Nghề chia sẻ đang bị bủa vây bởi nhiều đồn đoán, hoài nghi về tính chân thật và đâu đó có cả thị phi. 

Nghề chia sẻ là đam mê của tôi

Hầu hết những ai biết đến tôi, ngoại trừ người trong gia đình và số ít bạn bè “nối khố”, thì hầu như tất cả họ đều là những người bạn, anh chị đã biết đến tôi qua các chương trình đào tạo, huấn luyện mà tôi đã được may mắn được đồng hành.
Tôi đam mê NGHỀ CHIA SẺ và tôi hạnh phúc khi được làm người đồng hành và cùng chuyển hóa với các anh chị qua từng lớp đào tạo, huấn luyện. Tuy nhiên, tôi thường hơi ngượng khi các anh chị học viên gọi mình là Thầy Cương dù từ “Thầy” đó khiến tôi thấy vinh dự và phấn khích. 
Sở dĩ có sự ngượng ngùng đó là vì bản thân Cương từ đầu không nghĩ mình lại đi theo con đường trở thành một MC và Trainer như hiện tại. Ở đây có thể khẳng định câu nói  “nghề chọn mình, chứ mình không chọn nghề” là 100% đúng với Cương.
Thêm vào đó là Cương cũng không phải xuất thân từ các trường Cao Đẳng hay Đại Học Sư Phạm các kiểu. Nên, Cương vẫn thích các anh chị gọi mình là Huấn Luyện Viên hoặc người đồng hành nhất vì suy cho cùng Cương luôn cho là mình đang làm nghề chia sẻ chứ không phải đang dạy như một thầy giáo dạy học.

Chữ THẦY và những bất cập của nghề chia sẻ

Nước Nhật là một quốc gia không có được một vị trí địa lý thuận lợi, họ thường phải hứng chịu các trận động đất và những cơn bão cùng những con sóng thần tàn phá. Về lịch sử thì người dân cũng đã trải qua những cuộc chiến đau thương và sự mất mát. Nhưng sự thành công của họ trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo khiến cả Thế giới phải ngưỡng mộ. Riêng mình rất thích cách nhìn của Người Nhật về Nghề giáo hay cụ thể là từ “Thầy giáo”. 

Trong tiếng Nhật người ta dùng từ Sensei(先生) để gọi người dạy học. Khi được dạy và dịch sang tiếng Việt chúng ta dùng chính là từ Thầy giáo. Nhưng nếu ta phiên dịch nghĩa gốc của hai từ Sensei(先生) này ra tiếng Hán-Việt thì nghĩa chính xác là Tiên-Sinh.  

Về mặt ngữ nghĩa, Tiên có nghĩa là đi trước, Sinh có nghĩa là người học sinh. Vậy nôm na Sensei(先生) có nghĩa chính là một người học sinh đi trước. Ở khía cạnh nào đó từ nghề chia sẻ có sự tương đồng về khái niệm đến lạ!
Hiện nay, ngày càng có nhiều cá nhân đứng ra mở các lớp đào tạo; lớn có, nhỏ có. Ở mặt tích cực, có thể đây là một dấu hiệu của sự phát triển; sự phát triển của công nghệ, sự phát triển của bản thân. Vì khi bản thân phát triển ở mức độ nhất định thì người ta mới đủ can đảm và trình độ để dạy hay chia sẻ lại cho người khác. Tuy nhiên, đáng lo hơn là đâu đó xuất hiện ngày càng nhiều dấu hiệu của sự “LÀM LIỀU”, sự “HÁM DANH” và “TRỤC LỢI BẤT CHÍNH”.

Trong số các dấu hiệu thì trục lợi và làm liều là dễ bắt gặp nhất, khi mà ở các lớp đào tạo được hô hào “đao to búa lớn” nhưng người tự nhận mình là “THẦY” lại thể hiện sự yếu kém về kiến thức chuẩn và thiếu cả sự trải nghiệm đúng đắn. Chưa có bằng chứng hoặc thống kê đáng tin cậy, nhưng theo Cương thấy chính vì dịch bệnh đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế một số người và khiến cho họ phải làm liều để trục lợi.

Nhìn ở góc độ Nghề chia sẻ tổng thể thì việc càng có nhiều các lớp học vô thưởng vô phạt của những người “Thầy” tự xưng đang tạo nên sự tích cực thì ít mà tiêu cực thì rất nhiều đối với những ai đam mê với Nghề chia sẻ thực sự. Các anh em, bạn bè của Cương bảo rằng họ đang bị bội thực với các lớp đào tạo kiểu như vậy và dần trở nên lãnh cảm và hời hợt với những chương trình đào tạo được giới thiệu.

Đây không phải là sự phán xét dành cho một ai mà chỉ là những nhận định khách quan của cá nhân Cương về tình hình của Nghề chia sẻ hiện nay. Nếu bạn không thích đọc nó, bạn có thể đóng trình duyệt lại. Ngược lại, nếu bạn cảm thích và muốn thảo luận thì hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với Cương qua các kênh Social. 

Lời chia sẻ

Bỏ qua các yếu tố tiêu cực và tiếp tục với hành trình và mục đích của bản thân luôn là những gì Cương muốn các bạn và anh chị của các lớp đào tạo ghi nhớ. Trong trường hợp này cũng vậy, chúng ta không phán xét và sẽ không càm ràm nữa. Thay vào đó Cương muốn gửi đến các bạn vài lời khuyên hy vọng sẽ giúp ích trong việc học tập và phát triển bản thân trong tương lai.

Không học hời hợt

Tránh tình trạng học để cho có và học hời hợt. Việc này chỉ có hại chứ không có lợi vì sẽ vừa tốn thời gian, vừa tốn sức khỏe của chính bạn mà thôi.
Phải biết mình đang học cái gì và mục đích của việc học ấy là gì. 

Học đúng – đủ – đều – tập trung

  • Học đúng là chỉ học những gì cần học, đừng học để cho vui.
  • Học phải đi đôi với hành (làm). Làm những gì đã học và học ở chính những gì đang làm để trui rèn và tiến bộ liên tục.
  • Không học quá nhiều và quá mức bản thân của mình có thể tiếp thu. 
  • Những khóa học đắt tiền chưa chắc đã hay và những khóa học FREE chưa hẳn đã tốt. Phải tìm những nơi có sản phẩm đào tạo đáng tin cậy và phù hợp với bản thân.

Sau cùng là Cương “năn nỉ” các bạn và anh chị đừng để mất niềm tin vào các lớp đào tạo và Nghề chia sẻ như chúng tôi vì các sự rối ren và bội thực đào tạo như hiện nay. Hãy kết nối với Cương ở bất cứ kênh nào bạn muốn và cho Cương biết cảm nghĩ của bạn và nếu có khó khăn biết đâu Cương có thể giúp được bạn. 

Món quà dành cho những ai đam mê Nghề chia sẻ như Cương

Nếu bạn đam mê nghề chia sẻ thì đây là món quà của Cương dành cho bạn. 

9 BƯỚC ĐỂ X Y DỰNG ĐẾ CHẾ CHUYÊN GIA

Bước 1: Nắm bắt và làm chủ chủ đề của bạn

Có 5 tiêu chí cần cân nhắc khi hình thành và quyết định chủ đề của mình:

  • Chọn một chủ đề mà bạn đã thấy thích thú và đã thích tìm hiểu về nó để dạy cho người khác.
  • Chọn một chủ đề dựa trên điều mà bạn đã thích làm
  • Hãy nghĩ về những gì bạn đã luôn muốn học hỏi
  • Hãy xem bạn đã trải qua những gì trong đời.
  • Chọn chủ đề mà bạn đã sẵn sàng nói và sống chết với nó trong ít nhất là 5 năm tới.
  • Hãy chọn lựa chủ đề cho mình một cách khôn ngoan. Bạn sẽ nghiên cứu chủ đề, đọc sách, phỏng vấn các chuyên gia khác, viết bài và đưa lên trang nhật ký, quay phim và chia sẻ thông điệp trong nhiều năm. Vì vậy hãy chọn một chủ đề mà bạn hoàn toàn yêu thích.

Bước 2: Chọn đối tượng khán giả

Điều quan trọng ở đây là cuối cùng bạn quyết định mình muốn phục vụ ai nhất trong nghề nghiệp mới của mình. Cách tốt nhất là giới hạn đối tượng khán giả của mình thành một nhóm người dễ nhận biết.
Mặc dù bạn có thể giúp được hầu hết mọi người, nhưng vấn đề là bạn không có thời gian và nguồn lực để tiếp thị cho toàn thế giới, kể cả khi cả thế giới cần thông điệp của bạn. Bạn cần phải xác định đối tượng khán giả của mình để thực hiện việc quảng bá một cách hiệu quả và thực tế nhất.

Bước 3: Phát hiện ra vấn đề của khán giả

Tất cả các chuyên gia trước tiên cũng đều là học viên và người phục vụ, vì vậy bạn cần tìm hiểu về khán giả của mình, khám phá nhu cầu và phục vụ họ với những lời khuyên và thông tin giải pháp có thể giải quyết vấn đề và cải thiện cuộc sống của họ.

Bước 4: Xác định câu chuyện của bạn

Để kết nối với khán giả, chúng ta phải tìm đến những điểm hỗ trợ xã định bởi trải nghiệm chung về những thách thức phải vượt qua. Nói cách khác, khán giả của bạn muốn biết bạn có phải trải qua những gì họ đã trải qua hay không.

Bước 5: Tạo ra một giải pháp

Chỉ có phương thức chính mà mọi người có thể học được từ bạn:

  • Đọc: Bạn có thể tạo ra các giải pháp dưới hình thức văn bản như: sách, ebook, bài viết, bản tin, bài nhật ký, bài hướng dẫn,…
  • Nghe: Bạn có thể tạo ra các CD tiếng, MP3, các bản ghi âm chương trình nói chuyện tại hội nghị hội thảo hay buổi nói chuyện trực tiếp với một người nào đó
  • Xem: Bạn có thể tạo ra các chương trình tự học tại nhà qua DVD, video trực tuyến, hội thảo trực tuyến và ứng dụng video di động.
  • Trải nghiệm: Bạn có thể tổ chức các sự kiện trực tiếp như hội thảo, khóa tu tập, cuộc phiêu lưu hay các triển lãm.
  • Nắm vững: Bạn có thể tạo ra các chương trình quân sư độc quyền, các dịch vụ huấn luyện và chương trình cố vấn.
  • Mấu chốt là bạn phải tạo ra một chương trình có thể bán được để phục vụ khán giả của mình và kiếm tiền trong ngành này.

Bước 6: Tạo ra một trang web

Ba việc mà trang web của bạn phải làm để bắt đầu xây dựng đế chế chuyên gia:

  1. Trước tiên, trang web của bạn phải làm gia tăng giá trị.
    Những người vào thăm trang web của bạn muốn xem những bài viết và những video làm gia tăng giá trị cho cuộc sống của họ. Họ không muốn xem bạn khoe khoang mình là ai, bạn đòi bao nhiêu tiền hay là xem bạn giải thích bạn đang làm gì với cuộc đời mình.
    Họ muốn có nội dung, muốn được đào tạo và công việc của bạn là cung cấp cho họ, miễn phí, trên trang web của bạn để nhận được sự ủng hộ của họ và mang lại giá trị cho họ. Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên của mọi công việc kinh doanh: Gia tăng giá trị.
  2. Thứ hai, trang web của bạn phải nắm bắt được những thông tin liên hệ. Bạn cần nắm bắt được tên tuổi và địa chỉ email của những người vào thăm.
  3. Thứ ba, trang web của bạn phải ra tiền. Trên trang chủ của website, bạn cần làm nổi bật những sản phẩm chào bán mới nhất và khi một khách hàng kích vào đường dẫn để tìm hiểu kỹ hơn, bạn nên có một chiến lược tiếp thị hiệu quả để lôi kéo họ mua sản phẩm.

Bước 7: Vận động cho sản phẩm và chương trình của bạn

Thay vì tạo ra các chương trình quảng cáo và tiếp thị đơn lẻ, hãy tạo ra một chiến dịch là một chuỗi chiến lược các hoạt động quảng bá nhằm mang đến hành vi mong muốn từ phía khách hàng. 
Bằng cách mang lại giá trị thật sự cho khách hàng trước khi đề nghị mua hàng, chúng ta sẽ tạo ra sự tin tưởng, giá trị và sự tương trợ để giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và cuối cùng sẽ mua các sản phẩm và chương trình của chúng ta.
Hãy lập ra những chiến dịch vận động luôn chạy tự động từ các trang web của bạn. Bạn hãy làm mọi điều có thể dựa trên một nền tảng chiến lược, tích cực và thống nhất để truyền tải thông điệp.

Bước 8: Tìm đối tác quảng bá

Không gì có tác dụng sâu rộng hơn bằng cách để người khác quảng bá thông điệp của bạn thay vì bạn tự quảng bá. Vì vậy hãy bắt đầu tìm kiếm đối tác quảng bá cho mình. Thường thì khi bạn sẵn sàng gia tăng giá trị và quảng bá cho người khác thì nhiều người cũng sẽ sẵn sàng làm điều tương tự cho bạn.
Hãy chắc chắn là bạn đã làm qua 7 bước trên trước khi làm bước này.

Bước 9: Nhắc lại và tạo dựng sự nghiệp dựa trên sự khác biệt, sự ưu việt và sự phục vụ.

Tất cả các bước nói trên đều không phải là công việc làm một lần là xong. Bạn sẽ phải đào sâu suy nghĩ về chủ đề và khán giả, tạo ra sản phẩm mới, cập nhật trang web, xây dựng chiến lược và tìm kiếm đối tác quảng bá mới. Đó là công việc phải làm của một sứ giả triệu phú.
Hãy luôn ghi nhớ 3 giá trị quan trọng:

  1. Sự khác biệt: Hãy luôn nghĩ mình nhưng một cá thể duy nhất, mang lại giá trị và nội dung duy nhất cho khách hàng của mình, bạn sẽ đạt được những thành công mà người khác phải mơ ước.
  2. Sự ưu việt: Hãy nỗ lực để trở thành một bậc thầy và lãnh đạo trong lĩnh vực bạn đang làm.
  3. Sự phục vụ: Nền tảng trong lĩnh vực chuyên gia là phục vụ người khác.

Đây là Một phần tôi đúc kết được trong Quyển Sách NGHỀ CHIA SẺ,
Một lần nữa, nếu bạn cũng có cùng Đam Mê NGHỀ CHIA SẺ, chúng ta cùng kết nối, đàm đạo, cùng luyện tập và cùng phát triển nhé.

Shopping Cart
Scroll to Top