LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN?…


🚀LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN?🎯🦸‍♂️
Video quay lúc 5h30 sáng 27.8

🎯Trì hoãn là một vấn đề mà hầu hết chúng ta đã quen thuộc.
Ai cũng biết trì hoãn là không tốt, nhưng thường thì không dễ để vượt qua sự trì hoãn. Nhất là thời điểm sau những kì nghỉ, chúng ta chưa có đà để quay trở lại công việc và các thói quen tích cực thì việc vượt qua sự trì hoãn càng trở lên khó khăn hơn nhiều.
🦸ĐẶC BIỆT TRẬN ĐẠI DỊCH NÀY, NGHĨ QUÁ LÂU ĐỂ CHÚNG TA CÓ LÝ DO HỢP LÝ ĐỂ
“TRÌ HOÃN TẬP THỂ”

Sự trì hoãn thường gắn với những tình huống rất cụ thể. Thường thì ta trì hoãn khi ta làm việc, tức là khi ta cần thực hiện một việc nào đó mặc dù biết rằng đó là việc quan trọng và mình nên làm. Chắc chắn rằng mọi người trì hoãn không phải bởi vì chúng ta không có khả năng làm việc. Chúng ta không trì hoãn việc đi tắm, ăn cơm, xem tivi, youtube, chơi game, tám chuyện… nhưng chúng ta có thể trì hoãn việc tập thể dục, học ngoại ngữ, đọc sách hay quay trở lại làm việc.

🦸‍♂️Có 2 lý do khiến chúng ta thường hay trì hoãn:

– Bạn không có đủ động lực để làm việc đó. Bạn cảm thấy công việc này tẻ nhạt. Nó không thú vị để bạn có thể bắt đầu.

– Bạn không rõ một “công việc tốt” cần phải thỏa mãn điều kiện gì. Bạn hoàn toàn không biết làm thế nào để đáp ứng kỳ vọng của người khác. Thế nào là “tốt?”, thế nào là “đủ tốt?”. Có nên dốc hết tâm sức vào một việc có thể sẽ thất bại hay không?

🦸‍♂️Khi đối mặt với những dạng công việc như thế, bạn sẽ mắc kẹt ở việc phân vân:

– Nếu bắt tay thực hiện, bạn sẽ dành thời gian cho một công việc buồn chán và có nguy cơ thất bại cũng như khiến bạn lẫn người khác thất vọng.

– Nếu không bắt tay thực hiện, bạn có thể tránh được cảm giác buồn chán, sự bất an và nỗi sợ thất bại.

🦸Vậy chúng ta sẽ chọn phương án nào?
Dĩ nhiên nhiều khả năng chúng ta sẽ chọn phương án thức hai và trì hoãn cảm giác khó chịu gắn liền với công việc. Về mặt tâm lý, phương án này có hiệu quả: nó giúp chúng ta tránh được cảm giác buồn chán và nỗi sợ thất bại – nhưng chỉ là cảm giác tạm thời mà thôi.

🧗BẪY TÂM LÝ: Chúng ta được lập trình rằng công việc là buồn chán và dễ làm ta thất bại.

Thời còn nhỏ khi ở trường, ta được dạy rằng “làm” không có gì thú vị: trên thực tế, “làm” trái ngược với “vui chơi”. Ta nghe cha mẹ nói những điều đại loại như: “Chiều nay con không được chơi; hãy ngồi xuống và làm bài tập!” Nếu bạn kháng cự, thì họ đe dọa bạn, “Tối nay con không được xem ti-vi”. Thứ hai, ta bị dạy cho một xu hướng cầu toàn không hữu ích. Ta chú ý nhiều đến kết quả, rằng ta cần làm tốt nhất – vì nếu không thì điều đó ngầm ám chỉ ta “đang nỗ lực chưa đủ”. Dần dần, điều này dẫn đến những kì vọng không thực tế: khi mọi người nghĩ bất cứ điều gì chưa đạt đến mức độ tốt nhất là chưa đủ tốt, hầu như không ai thỏa mãn được kì vọng của mình. Vì thế, hầu hết mọi người cảm thấy công việc chẳng có gì vui là điều tự nhiên: một mặt, ta cho rằng công việc là buồn chán và tẻ nhạt, mặt khác, ta biết rằng bất kỳ điều gì chưa đạt đến mức “tốt nhất” thì không thể chấp nhận được và sẽ dễ làm ta thất bại.

🧗VƯỢT QUA BẪY TÂM LÝ

Có hai cách đơn giản sau để chúng ta vượt qua bẫy tâm lý trên. Từ đó, sẽ giải quyết được thói quen trì hoãn.

🚴‍♂️1. Thà làm được ít còn hơn không làm gì

Bởi vì bẫy tâm lý cầu toàn không hữu ích, ta có xu hướng ngại làm việc và ngại thực hiện thói quen tốt vì nghĩ rằng dành ít thời gian cho nó sẽ không giải quyết được việc gì. Chẳng hạn, ngày Tết ngày tư không đủ thời gian để tập thể dục, không đủ thời gian để đọc sách, để làm việc, để học hành.

Nhưng thà làm được ít còn hơn không làm gì. Cho nên, nếu muốn vượt qua sự trì hoãn, hãy bắt đầu, cho dù là nhỏ.

Chẳng hạn, bạn không thể đến phòng gym tập thể dục, không có đủ thời gian để chạy bộ 1h đồng hồ. Hãy chống đẩy một lần 5 cái thôi. Chỉ 5 cái thôi. Bạn sẽ thấy bạn làm một lần rất dễ dàng. Làm được một lần trong ngày thì bạn sẽ làm được nhiều lần trong ngày.

Bạn không có đủ thời gian nửa giờ đến một để đọc sách, không sao cả. Hãy đọc sách 3 phút thôi. Bạn sẽ thấy đọc 3 phút rất dễ dàng. Bạn đọc được 3 phút rồi bạn sẽ đọc được 15 phút. Tự nhiên, bạn vẫn sẽ nhận được rất nhiều kiến thức giá trị.

Bạn không có đủ động lực để bắt tay lại vào công việc, không sao cả. Hãy chia nhỏ công việc của bạn ra. Giống như câu chuyện về bó đũa, bạn sẽ không thể bẻ gẫy cả bó đũa nhưng chắc chắn bạn sẽ bẻ được từng chiếc đũa riêng lẻ. Công việc cũng như thế, hãy chia nhỏ từng phần việc ra, giải quyết từng phần một. Bạn sẽ cảm thấy nó không quá khó khiến mình trì hoãn.

🏇2. Quy tắc 2 phút: Quan trọng là phải bắt đầu

Về mặt tâm lý, khi bạn bắt đầu bạn sẽ làm được nó lâu hơn. Mọi thứ đều diễn ra theo quy tắc quán tính. Ví dụ như khi bạn đang lái xe, nếu bạn muốn dừng xe lại, xe sẽ không thể nào dừng ngay lập tức. Nó cần thời gian để giảm tốc độ từ từ. Một khi bạn đã bắt đầu lái xe, thì bạn không thể kết thúc nó ngay. Bạn phải tuân theo quy luật quán tính. Bạn định chỉ vào xem một chương trình giải trí một lúc thôi. Nhưng bạn không thể nào kết thúc nó ngay. Xem xong một chương trình, tự nhiên bạn lại muốn xem tiếp chương trình khác. Ngay khi bạn chỉ định mình phải dừng lại để làm việc khác, bạn vẫn phải xem nốt chương trình. Đó cũng chính là quy luật quán tính.

🦸Công việc cũng tương tự như thế. Một khi bạn bắt đầu, chắc chắn bạn sẽ không thể kết thúc nó ngay. Vậy thì hãy vượt qua bẫy tâm lý “công việc là nhàm chán, cầu toàn không cần thiết” bằng một bẫy tâm lý khác – nhưng là để chống lại. Đó chính là quy tắc 2 phút. Hãy tự “lừa” não bộ rằng mình chỉ làm việc này trong 2 phút thôi. Khi bộ não nhận thông tin rằng chỉ làm 2 phút, nó thấy dễ. Và cuối cùng khi bộ não bắt tay vào suy nghĩ và thực hiện công việc, nó không thể nào kết thúc được ngay. Khi bắt đầu một công việc, hãy tự nhủ mình chỉ làm nó một chút thôi, và bộ não sẽ cảm thấy đủ dễ để bạn bắt đầu. Và khi bắt đầu rồi, bạn sẽ làm được nhiều hơn thế.

🦸Nhân dịp chuẩn bị GIẢI PHÓNG SÀI GÒN, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM KHỎI COVID
Cương Sân Khấu THÁCH THỨC BẠN tham gia chương trình
7 Ngày CHIẾN THẮNG SỰ TRÌ HOÃN, THEO ĐUỔI ƯỚC MƠ
Thông tin chi tiết chương trình:
https://stagemastery.vn/7-ngay-thu-thach-khac-phuc-thoi-quen-tri-hoan-cung-mr-energy-le-van-cuong/?playlist=eee0cbc&video=340bf9b

🎁Hãy cùng chia sẻ chương trình này đến bạn bè của bạn để chúng ta cùng tạo nên
CỘNG ĐỒNG SỐNG GIÁ TRỊ, SỐNG XỨNG ĐÁNG NHÉ.
#7NgayThachThucSuTriHoan #Lttl
#Cuongsankhau #Nguoidonghanh
#StageMastery #InspirationFromAnyWhere
[fb_vid mute=1 id=”384130789982512″]

Có 1 bình luận cho “LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN?…”

Bình luận cho nội dung này đang được tắt.

Shopping Cart
Scroll to Top