TÔI CHẲNG LÀ AI cũng CHÃ LÀ GÌ CẢ, CHỈ LÀ DẠNG TỒN TẠI CỦA “ĐẤT + NƯỚC + LỬA VÀ GIÓ”, Kiếp này Tôi đ…


TÔI CHẲNG LÀ AI cũng CHÃ LÀ GÌ CẢ, CHỈ LÀ DẠNG TỒN TẠI CỦA “ĐẤT + NƯỚC + LỬA VÀ GIÓ”, Kiếp này Tôi được LÀM NGƯỜI.

Nếu một ngày nào đó chúng ta chết đi, thì thế giới này cũng chẳng có gì thay đổi ngoài trạng thái cảm xúc chủ quan của những người thân hay bạn bè mình.

Đa số chúng ta đều có suy nghĩ rằng, sự tồn tại của mình có tầm quan trọng nào đó trong thế giới rộng lớn này.

Những suy nghĩ và cảm nhận của con người đều liên quan đến cách tiếp nhận thông tin của các giác quan, cũng như cách những thông tin này kết hợp với ký ức của mỗi người.
Nhận thức chủ quan hình thành nhờ những tương tác này, tạo ra những ảo tưởng về tầm quan trọng của sự tồn tại. Chúng ta quên rằng, suy nghĩ này chỉ tồn tại trong tâm trí của chính chúng ta và mọi người xung quanh đều có tư duy tâm lý tương tự.

Thật ra, chúng ta chỉ là một trong hàng tỷ người trên thế giới, và trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mọi thứ về chúng ta gần như là vô nghĩa. Ngay cả những người được tôn vinh vì những đóng góp vĩ đại cho nhân loại như Newton hay Einstein, cũng chỉ hơn chúng ta một chút mà thôi.

Vũ trụ chứa một triệu lũy thừa bảy ngôi sao (sau số 1 là 24 số 0) và những ngôi sao này chứa nhiều, rất nhiều những dạng bụi mà ta gọi là hành tinh. Nếu ngày mai bất kỳ ai trong chúng ta chết đi thì gần như chẳng có gì thay đổi, ngoại trừ trạng thái cảm xúc chủ quan của những người gần gũi với mình.

Trái đất vẫn sẽ tiếp tục quay theo quỹ đạo của nó, và các quy luật vật lý vẫn không hề thay đổi. Chúng ta chỉ là một phần nhỏ của “gợn sóng” trong biển entropy (là một đơn vị đo trong vật lý) vô tận.

Nhiều người không thích nghe điều này, vì nó mâu thuẫn với câu chuyện mà chúng ta thường “vẽ” ra trong tâm trí.

Đa số chúng ta lớn lên với suy nghĩ rằng mình là một cá thể đặc biệt và ai cũng muốn tin vào điều đó. Tuy những điều này có tính khích lệ cao nhưng đáng tiếc, thực tế thì không hẳn như vậy. Tôi nói điều này không phải để giễu cợt hay khiến bạn mất niềm tin sống, tôi chỉ muốn nói rằng, việc phân biệt được nhận thức chủ quan và thực tế khách quan là chìa khóa để có một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn hơn.

Sự nhận thức rằng “mình-chẳng-là-gì-cả” sẽ giúp giải phóng chúng ta khỏi sự kìm kẹp của suy nghĩ tự cho mình là trung tâm – điều khiến chúng ta gặp rất nhiều rắc rối trong cuộc sống.

Đó là suy nghĩ so sánh chúng ta với người khác, là suy nghĩ cho rằng chúng ta phải có một cuộc sống thoải mái, dễ dàng như những người khác (và bất chấp tất cả để đạt được điều đó), là suy nghĩ thôi thúc chúng ta theo đuổi những tiêu chuẩn thành công sáo rỗng.

Kết quả thì sao?

Chúng ta lãng phí thời gian để tìm kiếm những thứ mình không muốn hoặc không cần, chúng ta chùn bước khi vừa thấy khó khăn hay rắc rối. Ngày nào đó bỗng nhiên thức dậy và chợt nhận ra rằng, chúng ta đã và đang sống theo ý muốn của người khác trong suốt thời gian qua.

Suy nghĩ tự cho rằng mình có một “sứ mệnh đặc biệt” nào đó khi được sinh ra trên thế giới này không chỉ là một ảo tưởng sai lầm và tai hại, mà còn khiến bạn bỏ lỡ những lợi ích khi nhận ra bản thân “chẳng-là-gì-cả”.

1. Ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả” cho phép chúng ta thực sự trải nghiệm và trân trọng những điều “siêu phàm” (sublime).
Mục đích của cuộc sống là ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả”

Cảm giác này được tìm thấy khi chúng ta kinh ngạc trước sức mạnh của thiên nhiên, khi ta đắm chìm trong cảm xúc của tình yêu và khi ta bị “choáng ngợp” trước một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại. Đó là một cảm xúc mãnh liệt vượt trên sự thoải mái thông thường.

Để hoàn toàn có được cảm giác “Sublime”, chúng ta phải từ bỏ một phần cái tôi của mình. Ta phải chấp nhận ở vị trí thấp hơn để được kết nối với những điều tuyệt vời hơn, chấp nhận mình nhỏ bé tầm thường để đổi lấy phần thưởng xứng đáng của vũ trụ.

Không ai có thể cưỡng lại được trải nghiệm tuyệt vời này, nhưng cái tôi và ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của bản thân sẽ cản đường họ. Ai cũng muốn tìm hạnh phúc thật sự nhưng không chấp nhận mình nhỏ bé bình thường, cuối cùng thì họ tự làm cho bản thân sống trong nỗi bất an, lo lắng. Dần dần điều này sẽ dẫn đến tình trạng “tê liệt”, “đánh cắp” những cơ hội trải nghiệm và tận hưởng những điều tuyệt vời trong cuộc sống của bạn.

Khi ý thức rằng “mình chẳng là gì cả”, bạn sẽ không gặp phải vấn đề này. Vì bạn chấp nhận được bản thân mình, chấp nhận dùng con người “trần trụi” của mình để trải nghiệm thế giới và thường sẽ dũng cảm hành động với tâm thế thoải mái.

2. Ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả” sẽ giải thoát chúng ta khỏi những áp lực và kỳ vọng phi lý trong một thế giới đầy biến động.
Mục đích của cuộc sống là ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả”
Chúng ta đang sống trong một thế giới được định hình bởi các “nhãn mác” và hệ thống cấp bậc. Đó là cách chúng ta hiểu về một thực tế đầy phức tạp. Tuy nhiên, những cái “nhãn mác” và cấp bậc này không phải là tuyệt đối.

Một cái cây được gọi là cây không phải vì quy luật tự nhiên định nghĩa nó như vậy, mà là do bộ não nhận thức của chúng ta đã học để hiểu nó như vậy. Đó là cách chúng ta chuyển sự nhiễu loạn của giác quan thành một hệ thống hữu ích có tổ chức.

Đây là một khác biệt quan trọng. Quan sát của chúng ta về thực tế chỉ mang tính tương đối và bị hạn chế bởi ngôn ngữ. Vì vậy, nó không chắc chắn và đa phần là không thể đoán trước. Như Albert Camus đã viết, “chúng ta sống lý trí trong một thế giới đầy phi lý và điều này thường dẫn đến một cuộc sống đầy mâu thuẫn”. (we live to reason with an unreasonable world and it often leads to a conflicted life).

Khi bạn định nghĩa bản thân bằng các “nhãn mác” và cấp bậc, bạn đang đặt những kỳ vọng của mình vào những thứ thật mong manh.

Nếu bạn nghĩ chức vụ CEO là điều đại diện cho giá trị con người mình – và thực tế là bạn đang nắm giữ quyền lực nhất định trong doanh nghiệp – thì cuối cùng bạn sẽ nhận ra bản thân mình đang gặp rắc rối lớn.

Cuộc sống không quan tâm đến những “ảo tưởng” hay bản ngã của bạn. Ở thời điểm nào đó, sẽ có sự khác biệt lớn giữa câu chuyện bạn tự nghĩ và hiện thực tàn khốc. Lúc đó, bạn sẽ không quan tâm đến “giá trị ròng” của mình nữa và ngày càng lún sâu hơn trong ảo tưởng của chính mình.

Còn khi bạn chấp nhận mình “chẳng là gì cả”, bạn sẽ không cần gồng mình nữa, một cái “mác” nào đó – dù tốt hay xấu – cũng chỉ là một phần trong trí tưởng tượng chung của chúng ta. Bạn sẽ giải phóng bản thân khỏi rất nhiều áp lực vụn vặt mà xã hội đặt ra.

Bạn vẫn sẽ có một ưu điểm nhất định nào đó để tự hào, nhưng cũng cần biết rằng, điều đó không giúp bạn trở nên ít hay nhiều quan trọng hơn.

Sự thay đổi nhỏ trong suy nghĩ sẽ tạo ra khác biệt lớn.

3. Ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả” giúp chúng ta khiêm tốn nhận ra rằng chỉ có sự cố gắng nỗ lực mới định nghĩa con người mình, chứ không phải là tiền bạc hay danh vọng.
Mục đích của cuộc sống là ý thức được rằng “ta-chẳng-là-gì-cả”
Khi một người nghĩ rằng sự tồn tại của mình có ý nghĩa gì đó đặc biệt giữa vũ trụ bao la này (hay nghĩ rằng mình chỉ có 1 cuộc đời này để sống nên phải chứng tỏ bản thân hoặc làm gì đó ra trò), họ có xu hướng phát triển nhận thức chiếm hữu những gì cuộc sống nợ họ.

Chúng ta chọn tin vào những điều có tính “bề nổi” như hạnh phúc và thành công, và nghĩ rằng đó là điều ai cũng phải có được, mà quên mất cái giá phải trả cho những điều đó.

Sự thật phũ phàng là vũ trụ không nợ bất kỳ ai hay bất kỳ thứ gì. Nó hoàn toàn thờ ơ trước những gì mà bạn hay tôi muốn. Nó tồn tại dựa vào những lực tác động lên nó và để tạo ra kết quả mong muốn, chúng ta buộc phải chiến đấu.

Mong muốn một sự nghiệp thành công là điều tốt, nhưng nếu chỉ cứ loanh quanh với suy nghĩ rằng bạn xứng đáng có được điều đó thì e là bạn chỉ đang làm khó mình mà thôi. Nó phụ thuộc vào cái giá mà bạn sẵn sàng trả cho điều đó – là công việc không lương ban đầu, là những ngày tháng “nằm gai nếm mật” mà không biết khi nào mùa xuân mới đến….

Để chấp nhận “cuộc chiến” như vậy, bạn cần phải khiêm tốn. Bạn cần thừa nhận rằng bạn cũng chỉ giống như những người khác muốn có một công việc tốt, một mối quan hệ bình thường nhưng bền vững. Mong ước của bạn không phải là duy nhất.

Điều đó có nghĩa, bạn chấp nhận rằng sự khác biệt không phải nằm ở chỗ bạn muốn gì mà là ở việc bạn sẵn sàng hy sinh những gì, và đánh đổi tất cả dù biết rằng, sau tất cả bạn có thể không nhận lại được bao nhiêu.

Đó là dám đối diện với cuộc sống và đủ can đảm để nói rằng: “Tôi có thể chẳng là gì cả, và tôi biết không phải lúc nào tôi cũng đạt được những điều mình muốn, nhưng không có nghĩa rằng tôi sẽ không cố gắng“.

Và sau cùng, là mục đích của cuộc sống. Chấp nhận uống “red pill” để nhìn thấy hình dáng thật sự của cuộc sống, sau đó, cố gắng “nhào nặn” nó thành những gì bạn cho là tốt nhất, với tâm thái thoải mái nhất.

Bạn và tôi chẳng là gì giữa vũ trụ mênh mông bao la này. Không ai hay bất kỳ điều gì nợ chúng ta cả và ngược lại. Càng sớm nhận ra điều đó, chúng ta càng sớm tập trung vào những thứ mình có thể thay đổi. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng đó chính là lý do tại sao nó giá trị.

Mỗi con người chỉ là một hạt bụi nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la nhưng đều có thể tỏa sáng lấp lánh nếu chúng ta không ngừng cố gắng.
[fb_vid mute=1 id=”1303186423453699″]

Có 3 bình luận cho “TÔI CHẲNG LÀ AI cũng CHÃ LÀ GÌ CẢ, CHỈ LÀ DẠNG TỒN TẠI CỦA “ĐẤT + NƯỚC + LỬA VÀ GIÓ”, Kiếp này Tôi đ…”

  1. Anh Cương tập võ

    Chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ bé này giữ sa mạc rộng lớn

    Ý thức đúng để chúng ta Khiêm Tốn và Liên Tục Tiến Lê 🤫

Bình luận cho nội dung này đang được tắt.

Shopping Cart
Scroll to Top