“Cho đi chính là niềm hạnh phúc vĩnh cửu nhất” vì khi chúng ta khiến cho người khác được hạnh phúc thì chúng ta cũng nhận thêm một niềm hạnh phúc. Theo lời Đức Phật dạy thì cho đi hay bố thí có rất nhiều cách mà chỉ cần có tâm lương thiện và sự chân tình thì bất cứ ai cũng có thể làm được và trở nên hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Ở nội dung bài viết này hãy cùng với Cương với tìm hiểu về 7 bố thì làm nên hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta nhé.
Bố thí là gì?
Có thể hiểu bố thí theo cách đơn giản nhất chính là sự cho đi và hiến tặng của cải, vất chất các thứ mà mình có để giúp đỡ người khác khó khăn hơn. Theo giáo lý của Đạo Phật thì trong chiều sâu tâm thức của mỗi chúng ta luôn có hạt giống của sự độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ người khác và khiến cho họ hạnh phúc hơn. Việc thực hành và gieo hạt giống của sự hạnh phúc này thường xuyên có ý nghĩa làm cho tâm hồn chúng ta được thuần khiết hơn, thấu hiểu chính mình và kiến tạo cuộc sống an vui, hạnh phúc hơn.
Ai đủ điều kiện để bố thí?
Bạn thấu hiểu và nhìn thấy sự khó khăn của một ai đó và bạn muốn giúp đỡ họ hoặc là bạn muốn làm từ thiện để giúp đỡ người khác? Câu hỏi đặt ra là: bạn sẽ chọn cách chờ khi mình có “đủ điều kiện” rồi mới giúp hay bạn chọn giúp ngay từ bây giờ?
Đây thực tế là câu hỏi mà hầu như tất cả chúng ta đều có chung và thường tự đặt ra cho mình mỗi khi muốn giúp đỡ người khác. Có một điều là ít ai biết rằng cách đây rất lâu đã có người đặt ra câu hỏi tương tự này trước Đức Phật Thích-Ca Mâu-ni, và ông ta nhận được câu trả lời mà khiến tất cả chúng ta phải suy ngẫm.
Chuyện kể lại rằng có người đàn ông rất nghèo, làm việc gì cũng gặp khó khăn trở ngại và mãi đến trung niên chưa làm nên việc. Một hôm, người này đến khóc than với Đức Phật và xin được giải đáp vì lý do nào mà ông lại phải gặp những chuyên như vậy. Khi nghe người này hỏi thì câu trả lời của Đức Phật là do ông ta chưa học được cách bố thí cho người khác. Người đàn ông kia liền phân trần với Đức Phật về sự nghèo khó của mình và lý do ông ta không giúp được người khác là vì ông không có tiền để làm bố thí. Đến đây, Đức Phật liền dạy người đàn ông này về 7 “thứ” có thể bố thí mà bất kỳ ai, dù giàu hay nghèo, đều có thể làm được kiến tạo nên hạnh phúc trong cuộc sống.
- Nhan thí
- Ngôn thí
- Tâm thí
- Nhãn thí
- Thân thí
- Tọa thí
- Phòng thí
Ý nghĩa của 7 Bố Thí Làm Nên Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống
Theo lời Đức Phật dạy thì một người dù cho hoàn toàn không có của cải hay vật chất gì vẫn có thể thực hành bố thí và có được sự hạnh phúc từ đó. Hãy tiếp tục cùng Cương tìm hiểu về 7 bố thí này có ý nghĩa như thế nào nhé!
#1. Nhan thí – bố thí nụ cười, gương mặt thân thiện
Là qua nét mặt hay gương mặt thân thiện để thực hiện bố thí nụ cười chân thành với người đối diện. Hãy ghi nhớ rằng người ngồi đối diện với bạn trong nhiều hoàn cảnh thường là người quan trọng nhất đối với bạn. Một nụ cười sẽ giúp bạn tô điểm bức tranh của cuộc đời thêm hoàn hảo ngay tại khoảnh khắc đó. Tuy nhiên, nhớ lưu ý quan sát và cảm nhận về trạng thái của họ trước khi cười nhé.
#2. Nhãn thí – bố thí ánh mắt hiền từ
Nhãn thì có nghĩa là bạn gửi đến người khác một cái nhìn, một ánh mắt thân thiện và hiền từ. Trên thực tế chúng ta đều sẽ có cảm giác an toàn hơn khi gần gũi những người như vật. Đối với các anh chị là leader hoặc boss hệ thống thì Nhan thí và Nhãn thì là hai thứ rất quan trọng khi đối diện với khách hàng và đội nhóm của mình. Nếu thực hiện được điều này thì hệ thống của bạn chắc chắn phát triển bền vững và đội nhóm của bạn sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, ánh mắt hiền từ không dễ tự nhiên có, vì đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn và rất dễ để mọi suy nghĩ bên trong lọt qua đó. Vậy nên, để có ánh mắt hiền từ thì cần phải rèn luyện cho suy nghĩ của mình thật tích cực, lòng biết ơn, biết yêu thương và quan tâm tới những người xung quanh chúng ta.
#3. Ngôn thí – bố thí lời nói tích cực
Ngôn từ là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Biết cách lựa chọn ngôn từ phù hợp và cuốn hút để tự tin truyền thông điệp cùng cảm hứng để thu hút và ảnh hưởng người nghe. Những lời nói tích cực mang ý nghĩa động viên thường có ý nghĩa rất lớn vì chúng ta có khuynh hướng hiểu rằng chỉ những ai thấu hiểu mình, nhận ra được điểm tốt ở mình thì mới có thể động viên mình. Khi chúng ta có thể động viên một ai đó và giúp họ tiến bộ hơn, tự tin hơn, thành công hơn có nghĩa là chúng ta đã có thêm một người bạn tốt hơn. Hãy ghi nhớ rằng ai cũng có thể sai lầm và ai cũng có quá khứ. Điều quan trọng là tương lai còn ở phía trước và nó được xây dựng dựa trên niềm tin của mỗi người và những người xung quanh.
#4. Tâm thí – bố thí lòng biết ơn
Ngày nay chúng ta mà đặc biệt là các bạn trẻ có xu hướng ngại nói lời cảm ơn nhất là với những người thân quen của mình. Điều này có thể không có nghĩa là bạn xem thường việc người ta làm cho bạn hay cho rằng việc người ta giúp bạn là đương nhiên. Tuy nhiên, bằng việc bỏ qua nói lời cảm ơn, bạn đã bỏ qua một cơ hội để giúp cho người khác và chính bạn cảm thấy hạnh phúc hơn đấy. Vì vậy, hãy ghi nhớ lời “trân trọng, biết ơn” và dành nó cho tất cả những ai đã có duyên với bạn và giúp đỡ bạn dù là việc lớn hay nhỏ.
#5. Thân thí – bố thí lòng nhân ái
Bạn không có của cải và tiền bạc để bố thí nhưng Cương chắc chắn rằng bạn có khối óc và đôi tay của mình. Hãy thực hiện thân thí tức bố thí chính lòng nhân ái với sức lực và tâm trí của mình để giúp người khác. Có thể kể đến các việc đơn giản như giúp người già và người mù sang đường, hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng như dọn rác thải ở gần nơi bạn ở, v.v.
#6. Phòng thí – bố thí lòng bao dung
Lòng bao dung là một bó thí rất lớn trong các kiểu bố thí, khi chúng ta có lòng bao dung và trải sự yêu thương của mình dành cho muôn loài chúng ta chắc chắn sẽ thành công theo cách vĩ đại nhất. Sự bao dung đi liền với sự kiên trì và nhẫn nại và đối với những ai muốn xây dựng sự giàu toàn diện càng nên ghi nhớ bố thí lòng bao dung. Chẳng phải người ta có câu: “để có người tài thì cần đủ tiền, đủ khiêm tốn, đủ hiểu biết và tầm nhìn, nhưng để giữ được người tài thì cần sự bao dung”.
#7. Tọa thí – giúp người khác đạt được vị trí của mình
Tọa thí có nghĩa là giúp người khác đạt được một trình độ nhất định để ngồi được ở vị trí phù hợp mà họ mong muốn. Đây được xem là một bố thí có độ khó cao nhất và vì vậy đặt ở cuối cùng danh sách này. Ý nghĩa của bố thì này chính là nếu bạn muốn đi lên cao hơn, bạn cần có những bục đỡ chắc chắn hơn. Và việc bạn xây dựng những nhân tài xung quanh mình, bồi đắp cho họ đạt được thành tựu cũng hàm ý họ sẽ giúp đỡ bạn thăng tiến hơn nữa trong công việc và cả cuộc sống.
Kết bài
Cương hy vọng với bài viết này sẽ góp phần củng cố kiến thức và bổ sung thông tin cần thiết cho các anh chị và các bạn đang quan tâm đến lớp học Thấu Hiểu Nội Tâm – Kiến Tạo An Vui mà Cương với vai trò là một WIT mentor để hướng dẫn các anh chị. Hãy để lại bình luận hoặc gửi tin nhắn cho Cương ở bất cứ các kênh nào bạn muốn để kết nối và tương tác cùng nhau phát triển nhé.