Trong cả việc viết hay nói, nếu bạn không thể thuyết phục được khán giả của mình, bạn sẽ mất họ mãi mãi vào tay đối thủ của mình. Đó là lý do vì sao bạn nên lựa chọn từ ngữ thật cẩn thận và trình bày trọng điểm của mình theo cách và trình tự phù hợp với thông điệp của bạn nhất. Tam Giác Hùng Biện là một công cụ sẽ giúp cho bạn truyền tải suy nghĩ và thông điệp của mình đến người nghe, người đọc theo cách rõ ràng và thuyết phục hơn.
Tam Giác Hùng Biện là gì?
Hùng biện là khả năng sử dụng từ ngữ để thuyết phục người khác đồng thuận với các luận điểm và ý tưởng của bạn. Nếu bạn có tài ăn nói và làm tốt thì khán giả của bạn sẽ hiểu được các thông điệp theo cách rõ ràng và họ cũng ít nhiều bị tác động bởi các thông điệp đó.
Tam Giác Hùng Biện cấu thành bởi ba trọng điểm có liên hệ trực tiếp đến ba luận cứ mà bạn luôn nên cân nhắc trong mọi giao tiếp:
- Ethos – Tác giả (người viết hoặc người nói)
Xây dựng sự tin tưởng bằng cách thiết lập tư cách, tác quyền và quyền tác giả. - Pathos – Khán giả
Đối tượng khán giả của bạn là ai, cảm nhận và mối quan tâm của họ là gì và họ đang mong chờ điều gì? - Logos – Ngữ cảnh
Thuyết phục khán giả của bạn bằng các luận điểm rõ ràng được trình bày một cách mạch lạc và có logic.
Ta có thể mô tả 3 yếu tố của Tam Giác Hùng Biện như hình sau:
Ba yếu tố này sẽ quyết định mức độ thuyết phục của các luận điểm mà bạn đưa ra. Những gì do bạn viết ra, hoặc nói ra, hoặc bằng bất cứ phương pháp giao tiếp nào khác đều cần được đối chiếu lại với Ba yếu tố này.
Chi tiết các yếu tố của Tam Giác Hùng Biện:
ETHOS – TÁC GIẢ (NGƯỜI VIẾT HOẶC NGƯỜI NÓI)
Cái cách mà tác giả lựa chọn để tác động lên các tranh luận được gọi là ethos.
Ngay từ đầu, bạn cần phải rõ ràng trong việc bạn là ai, vị thế và năng lực chuyên môn của bạn như thế nào trong chủ đề sắp được tranh luận.
Kiểu gì thì các người nghe (hoặc người đọc) cũng sẽ cho là bạn sắp sửa cố gắng chi phối và thay đổi các quan điểm và niềm tin của chính họ. Nếu bạn không rõ ràng ngay từ đầu rằng vì sao bạn lại đang có mặt ở đây và trình bày về chủ đề này thì người nghe sẽ cho là bạn đang có động cơ gì khác và điều đó không hay.
Cho dù là bạn đang phân tích hay trình bày ý tưởng để giải quyết vấn đề, hay là đơn thuần chì để tán gẫu thì người nghe cũng sẽ luôn cố gắng để hiểu về động cơ, giá trị, niềm tin và quan điểm cuối cùng của bạn là gì. Dựa trên những sự cảm nhận và phân tích chủ quan đó, người nghe sẽ đánh giá độ tin cậy của bạn và đưa ra nhận định về việc liệu bạn có đang thật lòng hay là giả ý.
PATHOS – KHÁN GIẢ
Khi bạn thực hiện bất kỳ cuộc giao tiếp nào, bạn cần có sự hiểu biết nhất định về người nghe (hoặc người đọc) của mình và cảm xúc cũng như nhu cầu của họ. Đó gọi là pathos.
Hãy tư duy và cân nhắc những gì người nghe (hoặc người đọc) của bạn đang mong chờ, và mong muốn của họ là gì từ chủ đề bạn sắp trình bày. Hãy rõ ràng từ đầu về việc vì sao bạn đang nói hoặc đang viết về chủ đề này. Hãy lên kế hoạch cụ thể cho cách tiếp cận với người nghe (hoặc người đọc).
Hiểu về các đối tượng mà mình đang muốn truyền đạt thông điệp sẽ giúp cho bạn tránh được việc sử dụng các từ ngữ không phù hợp, kiểu như từ ngữ quá chuyên môn hoặc trái ngành gây khó cho việc nắm bắt và hiểu rõ ý nghĩa của các thông điệp.
Hãy nghĩ về những cảm xúc mà bạn muốn khơi dậy từ người nghe. Bạn sẽ cố nêu ra vấn đề và nỗi đau, đang tìm kiếm sự tin tưởng, hay là đang tìm kiếm điều gì khác?
LOGOS – NGỮ CẢNH
Cuối cùng, người nghe (hoặc người đọc) của bạn sẽ phân tích và đánh giá các thông điệp mà bạn đã đưa ra bằng cách đặt nó vào trong các ngữ cảnh cụ thể. Lúc này, điểm nhấn chính là tính logic và sự hợp lý.
Thực tế điều này diễn ra theo phản xạ của tiềm thức của người nghe và họ sẽ không nói với bạn. Ta biết được điều này nhờ vào sự hỗ trợ của Tâm lý học hiện đại.
Người nghe (hoặc người đọc) của bạn thường có xu hướng xem xét các thông điệp giao tiếp bạn đưa ra trong theo cách của họ và trong những hoàn cảnh tương ứng với trải nghiệm của bản thân. Họ dựa vào đó phân tích và đưa ra đánh giá cho các luận điểm mà bạn đã sử dụng và nhận định xem nó có hợp lý và thấu đáo hay không.
Người nghe (hoặc người đọc) của bạn sẽ theo sát những gì bạn trình bày để tìm kiếm những thông tin có thể tin tưởng được và mang giá trị với họ. Họ sẽ để ý về tính logic, về sự chặt chẽ của các luận điểm, các bằng chứng bổ trợ mà bạn đưa ra. Thường thì sẽ luôn có các phản biện về vấn đề bạn trình bày.
Áp dụng Tam Giác Hùng Biện thế nào?
Khi bạn chuẩn bị một bài viết hay một bài nói, bài thuyết trình hãy xem xét đầy đủ qua các Ba yếu tố của Tam Giác Hùng Biện. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc giao tiếp.
Xây dựng tư cách, tính tin cậy (Ethos)
Để thông điệp của bạn mang tính thuyết phục, bạn cần cho thấy rằng mình là một nguồn đáng tin cậy. Trả lời câu hỏi trong đầu của người nghe (hoặc người đọc) “Đây liệu có phải là những thông tin đáng tin cậy?”.
Trước tiên, hãy thiết lập vị thế của bạn qua các bước sau:
- Hãy thổ lộ những thành kiến, định kiến, niềm tin, giá trị của bạn một cách thích hợp và vừa phải.
- Cho họ thấy sự hiểu biết của bạn trong lĩnh vực ở mức độ nào
- Trình ra các lời chứng thực từ các chuyên gia trong ngành, người có tiếng tăm, v.v., nếu có thể.
- Cho mọi người thấy lý do tại sao bạn nên được đáng tin.
Kế đó, là xem xét tới mục đích của cuộc giao tiếp, của buổi thuyết trình bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
- Sẽ là lời kêu gọi hành động?
- Sẽ là cung cấp thông tin?
- Sẽ là mục đích huấn luyện?
- Sẽ là để thuyết phục hay là để khiến cho đối phương “quay xe” các quan điểm của mình?
- Sẽ là để trình bày ý tưởng?
- Sẽ chủ yếu là để giải trí?
Chạm đến cảm xúc, nỗi đau của người nghe (hoặc người đọc) (Pathos)
Việc hiểu những người nghe (hoặc người đọc) của mình sẽ cho phép bạn kết nối tốt hơn và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.
Chạm đến các cảm xúc và trả lời các câu hỏi mặc định như “Hắn ta đang cố tẩy não mình?”.
Hãy tự đặt ra cho mình các câu hỏi như:
- Ho đang mong chờ điều gì?
- Họ đang để tâm đến phần nào trong thông điệp của mình?
- Họ sẽ dùng các thông tin này như thế nào?
Cảm nhận và kết nối với họ qua cảm xúc.
- Cảm xúc nào mình sẽ muốn khơi dậy?
- Nên dùng các giai thoại hay câu chuyện từ trải nghiệm cá nhân?
Đặt trong các ngữ cảnh (Logos)
Tư duy về ngữ cảnh của thông điệp, kênh tốt nhất cho việc giao tiếp, và làm cách nào để truyền tải đi thông điệp một cách rõ ràng và hợp lý. Hãy trả lời nghi vấn của khán thính gi, “Những gì được trình bày có logic hay không?”.
Nghĩ xem bạn sẽ trình bày thông tin như thế nào.
- Tôi sẽ sử dụng kiểu lập luận gì?
- Tôi sẽ bổ trợ, hỗ trợ cho vị thế và các lập luận của mình như thế nào? Dùng thống kê? Dùng bằng chứng? Dùng nghiên cứu?
- Tôi sẽ trình bày với giọng điệu thế nào? Theo cách hàn lâm hay dân dã?
- Cách giao tiếp tốt nhất sẽ là gì? Tổ chức một buổi hội thảo? Gửi email? Viết blog?
Cân nhắc các sự kiện xung quanh cuộc giao tiếp.
- Tôi cần cung cấp những thông tin cơ bản nào?
- Liệu tôi có nên đưa ra các phản biện quan trọng và giải quyết?
- Liệu địa điểm và cách thức giao tiếp có phù hợp với loại thông điệp được truyền tải?
Khi bạn sử dụng công cụ Tam Giác Hùng Biện, có nghĩa là bạn đã có thể truyền đạt thông điệp của mình đến người nghe (hoặc người đọc) một cách tốt hơn để họ hiểu và đứng về phía bạn.
Những nội dung mà bạn truyền đạt, dù qua bất cứ hình thức nào, với đầy đủ sự xem xét của Ba yếu tố trong Tam Giác Hùng Biện cũng giúp nó đáng tin cậy, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Kết luận
Trình bày những luận điểm đầy tính thuyết phục là điều chẳng hề dễ dàng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tối đa hiệu quả việc giao tiếp bằng cách ghi nhớ Ba yếu tố trong Tam Giác Hùng Biện.
Nhắc lại Ba yếu tố trong Tam Giác Hùng Biện gồm:
- Ethos – Tác giả (người viết hoặc người nói)
Xây dựng sự tin tưởng bằng cách thiết lập tư cách, tác quyền và quyền tác giả. - Pathos – Khán giả
Đối tượng khán giả của bạn là ai, cảm nhận và mối quan tâm của họ là gì và họ đang mong chờ điều gì? - Logos – Ngữ cảnh
Thuyết phục khán giả của bạn bằng các luận điểm rõ ràng được trình bày một cách mạch lạc và có logic.
Chỉ cần để tâm đến những điều này là bạn đã có thể đảm bảo rằng người nghe (hoặc người đọc) các thông điệp của bạn sẽ đi theo đúng hướng bạn mong muốn. Nó sẽ giúp cho bạn giải tỏa được những quan ngại, những nghi hoặc trước khi nó trở thành các phản biện gây khó cho bạn.